Trị vì thời kì giữa Tùy_Dạng_Đế

Bức thư từ xứ mặt trời mọc

Thái tử Stotoku của Oa quốc (Nhật).

Tháng giêng năm 608, Dượng Đế hạ chiếu tuyển mộ hơn 5.000.000 dân đinh xây Vĩnh Tế Cừ, dẫn nước sông từ Hoàng Hà thông tới Trác quận. Nhưng số đinh nam không đủ, Dượng Đế lại ra lệnh tuyển luôn cả phụ nữ làm dân đinh[43]. Sang tháng 2 năm đó, Xử La Khả Hãn của Tây Đột Quyết cũng thần phục nhà Tùy. Cùng năm đó, Thánh Đức thái tử Shōtoku của Oa Quốc (tức nước Nhật) sai sứ thần Ono no Imoko đến nhà Tùy yết kiến, trong thư tự xưng là thiên tử[44]

Thiên tử ở nơi mặt trời mọc, kính thư cho thiên tử ở nơi mặt trời lặn.[45][46][47]

Dượng Đế tức giận vì có người bắt chước danh hiệu thiên tử của mình, nói với Hồng lư khanh rằng

Thư của bọn Man Di thực chứng tỏ là đám vô lễ, từ đây về sau không muốn thấy nữa.[43][48].

Tuy nhiên lúc này Dượng Đế cũng đang cần tranh thủ sự ủng hộ của nước Nhật cho cuộc chinh phạt Cao Câu Ly sắp tới, nên không thể trị tội sứ giả, mà ngược lại cho phép Ono về nước cùng với sứ giả nhà Tùy gửi sang Nhật là Bùi Thế Thanh.

Tranh chấp trong cung

Từ sau khi Nguyên Đức thái tử Dương Chiêu qua đời, Tề vương Dương Giản trở thành người con trai lớn nhất của Dượng Đế còn sống. Mấy năm sau, Dượng Đế phát hiện Dương Giản tư thông với chị dâu và sinh con, nghi lễ mỗi lần đi săn lại trọng hậu hơn hoàng đế, nên bắt đầu xa lánh Dương Giản. Sau đó, Dương Giản mời thầy bùa về nhà, làm phép định hãm hại ba người con của Dương Chiêu. Dượng Đế hay tin, rất giận, bèn giết hết tất cả bọn pháp sư và người chị dâu của Dương Giản là Nguyên thị, nhưng ông vẫn giữ lại tước vị cho Dương Giản, giáng chức Hợp Thủy lệnh.

Tháng 7 năm 608, Dượng Đế ra lệnh cho hơn 200.000 đinh nam tiếp tục xây Trường Thành về từ Du Cốc phía đông. Lại lấy hơn 100 vạn người ở Hà Bắc khai kênh Vĩnh Tế, dẫn nước từ Thấm Thủy về phía nam đến Hoàng Hà, về phía bắc gặp Vệ Hà thẳng đến Trác châu[49], hoàn thành đoạn Bắc của Đại Vận Hà[50]. Đây là bước chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Cao Câu Ly sau này[51].

Chiến tranh ở phía bắc

Cùng năm đó, Bùi Củ hợp quân với Thiết Lặc công đánh Thổ Dục Hồn, đại phá được. Khả hãn của Thổ Dục Hồn là Phục Doãn chạy về phía đông, sai sứ đến nhà Tùy xin hàng phục và cầu cứu. Dượng Đế lệnh An Đức vương Dương Hùng và Hứa quốc công Vũ Văn Thuật đến Kiêu Hà cứu Thiết Lặc. Thuật kéo binh tới thành Lâm Khương, Thổ Dục Hồn phải rút quân về tây. Vũ Văn Thuật đuổi theo, lấy hai thành Bạt Mạn, Xích Thủy, chém 3000 người, bắt 200 vương công Thổ Dục Hồn và 4000 đàn bà con gái đem về. Cùng năm 608, Dượng Đế sai Tiết Thế Hùng đưa quân hợp với Đông Đột Quyết tiến đánh nước Y Ngô. Nhưng cuối cùng Khải Dân không đến hội quân, do đó quân Y Ngô chủ quan vì nghĩ một mình quân Tùy không làm được gì. Văn Thế Hùng tuy một mình dẫn quân nhưng lại đánh bại được Y Ngô, buộc Y Ngô thần phục.

Tháng 3 năm 609, Tùy Dượng Đế lại đem quân công đánh Thổ Cốc Hồn. Không lâu sau, tiếp tục Hữu Truân Vệ tướng quân Trương Định Hòa đến tiếp ứng, Định Hòa khinh quân địch ít quân, không phòng bị đích thân lên núi tiến đánh, bị phục quân Thổ Cốc Hồn giết chết. Sang tháng 6, Dượng Đế sai Lương Mạc truy kích Thổ Cốc Hồn, cũng bị Phục Doãn giết chết. Cuối cùng, Vệ Úy khanh Lưu Quyền mới mượn đường Y Ngô, qua Thanh Hải và bắt sống hơn 1000 người, tiến đến tận thành Phục Sĩ. Sau khi Thổ Cốc Hồn binh bại, Dượng Đế lập con của Phục Doãn là Thuận, vốn làm con tin ở Tùy làm Khả hãn để thay thế, nhưng bị người Thổ Cốc Hồn ngăn trở, và Thuận phải ở lại đất Tùy. Cùng lúc này, 27 phiên vương Tây Vực đã làm lễ xưng thần với Dượng Đế tại Trương Dịch[52].

Cuối năm 609, Khải Dân của Đột Quyết qua đời, con là Đốt Cát lên nối ngôi, tức Khả Hãn Thủy Tất. Thủy Tất dâng biểu xin theo phong tục nối dây của người Đột Quyết, mà nạp công chúa Nghĩa Thành (một nữ tông thất được Tùy Văn Đế phong làm công chúa gả cho Khải Dân khi trước) làm vợ mình, Dượng Đế bằng lòng.

Giết lương thần

Tháng 1 năm 609, Tùy Dượng Đế đổi tên Đông Kinh (tức Lạc Dương) thành Đông Đô. Cũng trong dịp đó, Khả hãn Khải Dân đến triều yết Tùy Dượng Đế. Dượng Đế ban thưởng nhiều vàng bạc cho Khải Dân, sau đó ông trở về Tây Đô và tới nơi vào tháng 2 cùng năm. Tháng 3, Tùy Dượng Đế lại tuần du về phía tây, đến tháng 4 cùng năm thì ra Lâm Tân Quan, ra Hoàng Hà, rồi tổ chức lễ săn bắn ở núi Bạt Diên. Ông cũng ra lệnh phân phối lại đất canh tác trên khắp cả nước.

Nội sử thị lang Tiết Đạo có tài văn học, cuối thời Tùy Văn Đế được phong Tương Châu tổng quản. Đến khi Dượng Đế lên ngôi, phong làm Bí thư giám. Tuy nhiên ông lại ghen ghét tài học của Tiết Đạo, sau đó lại nghe chuyện Đạo tỏ thái độ kính trọng với Cao Quýnh vốn đã bị ông giết, nên vô cùng tức giận, bèn nghe lời Bùi Uẩn, ra lệnh cho Tiết Đạo phải thắt cổ, vợ con dời ra biên cương. Người trong nước nghe tin đó đều đau lòng[43].

Tháng 3 năm 610, Tùy Dượng Đế một lần nữa đến tuần du Giang Đô, và xây dựng nơi này như một kinh đô thứ ba. Ngự sử đại phu Trương Hành vốn là người có công trong việc đưa Dượng Đế lên ngôi, tuy nhiên đến đấy lại khuyên Dượng Đế nên bỏ bớt chính sách lạm dụng lao dịch, khiến Dượng Đế không bằng lòng. Sau đó Dượng Đế giao cho Dương Hành tu sửa hành cung Giang Đô. Giang Đô quận thừa Vương Thế Sung tố cáo Trương Hành ăn bớt vật tư. Dượng Đế bèn hạ lệnh phế Trương Hành làm thứ nhân, sau đó phong cho Vương Thế Sung làm Giang Đô cung gián, cai quản hành cung Giang Đô[43][53]. Sau này, mỗi lần Dượng Đế đến Giang Đô, Thế Sung đều trang hoàng cung điện cực kỳ phung phí để tiếp đón, vì vậy Dượng Đế càng tín nhiệm Thế Sung. Vào lúc này, người ta cho rằng lối sống của Dượng Đế đã trở nên đặc biệt lãng phí, và rằng ông không còn bị ràng buộc bởi các nguyên tắc đạo đức nữa.

Tháng 12 năm 612, thấy Trương Hành thường tỏ ra oán vọng việc bị làm tội, ông bèn ra lệnh giết chết[54]. Có lời đồn đại rằng sở dĩ Trương Hành phải chết vì đã biết quá nhiều bi mật của Dượng Đế, nhất là trong sự biến cung Nhân Thọ (xem phần dưới).

Mùa xuân năm 615, vì trong nước xuất hiện lời sấm "Lý thị đương vương", ý nói họ Lý sẽ thay thế họ Dương. Tùy Dạng Đế đặc biệt nghi ngờ Lý Mẫn - con rể của công chúa Lạc Bình Dương Lệ Hoa chị ông - vì lý do là vì Lý Mẫn có tiểu danh là "Hồng Nhi" (洪兒) hay nghĩa đen là "con của lũ", trong khi Dạng Đế từ lâu đã chiêm bao về một cơn lũ sẽ quét qua kinh thành. Dượng Đế muốn Lý Mẫn tự vẫn, nhưng Mẫn không theo. Vũ Văn Thuật bèn lệnh cho Bùi Nhân Cơ vu cáo chú của Mẫn Lý Hồn có âm mưu làm phản. Dượng Đế cho Vũ Văn Thuật điều tra, và dụ dỗ Vũ Văn Nga Anh, tức con gái Dương Lệ Hoa và là vợ Lý Mẫn, viết thư tố cáo Lý MẫnLý Hồn, khiến hai người này và toàn bộ Lý gia bị thảm sát hoặc giáng làm tì. Sau đó, Dượng Đế bí mật độc hại Vũ Văn Nga Anh[55].

Chinh phạt Lưu Cầu, Tây Đột Quyết

Quốc thổ nước Tùy năm 609.

Tháng 2 năm 610, Tùy Dượng Đế sai Chu Khoan đến phủ dụ nước Lưu Cầu[56] nhưng bị chúa Lưu Cầu cự tuyệt. Dượng Đế tức giận, sai Trần Lăng và Trấn Chu đem vạn quân quân thảo phạt Lưu Cầu, xuất phát từ Nghĩa An, Phiếm Hải, sang tháng sau đã tiến vào lãnh thổ Lưu Cầu. Quốc vương Lưu Cầu là Kiệt Thích đem quân cự chiến, bị quân Tùy đánh bại và giết chết[57]. Trần Lăng tiến vào quốc đô Lưu Cầu, giết vương nước ấy là Hoan Tư Khác Tứ Đâu và bắt hơn vạn người đem về Trung Quốc. Trong thời gian Tùy tiến đánh, người Lưu Cầu từng đến chỗ quân Tùy tiến hành hoạt động mậu dịch[58][59]. Sau trận này, Trần Lăng được Dượng Đế phong làm Hữu Quang lộc đại phu.

Năm 611, Tùy Dượng Đế hạ lệnh triệu Xử La Khả hãn của Tây Đột Quyết hội minh tại Đại Đẩu Bạt Cốc, nhưng Xử La không đến. Tùy Dượng Đế muốn làm suy yếu Tây Đột Quyết hơn nữa, bèn theo lời Bùi Củ, phong cho cháu nội Khã Hãn Đạt Đầu là Xạ Quỹ làm Khã Hãn để đối đầu với Xử La. Xạ Quỹ đem quân tiến công Xử La, Xử La đại bại, chạy về phía đông đến nước Cao Xương. Tùy Dượng Đế gây sức ép với vua Cao Xương là Khúc Bá Nhã, đồng thời ép Xử La phải đến chỗ mình triều kiến. Xử La buộc phải tuân theo, đến triều yết Dượng Đế vào tháng 12 cùng năm, tuy nhiên Dượng Đế ra lệnh giữ Xử La ở Trung Nguyên, không cho về nước. Mùa xuân năm 612, Tùy Dượng Đế phân chia Tây Đột Quyết thành nhiều phần, phong cho em Xử La là Khuyết Độ thống lĩnh hơn 1 vạn người, đóng ở Hội Ninh, Đặc Lặc Đại Nại ở Lâu Phiền...[43]

Các cuộc chiến tranh với Cao Câu Ly

Các quốc gia ở đông bắc Tùy
  Oa Quốc (Nhật Bản)

Trước kia, trong kịp Dượng Đế hội kiến với Khải Dân khả hãn thì cũng vừa lúc sứ thần Cao Câu Ly cũng ở đó, và Khải Dân giới thiệu sứ thần này Dượng Đế. Dượng Đế thông qua sứ thần, buộc vua Cao Câu Ly đến triều kiến mình, nhưng vua Cao Câu Ly không hồi đáp. Điều này khiến Dượng Đế tức giận và trở thành một duyên cớ để ông xâm lược Cao Câu Ly.

Năm 610, Hoàng môn thị lang Bùi Củ tâu với Tùy Dượng Đế rằng đất Cao Câu Ly nguyên là đất cũ của nhà Hán, nhà Tấn, nên có thể chinh phục lại lãnh thổ xưa. Tùy Dượng Đế bèn sai Ngưu Hoằng tuyên chỉ, muốn vua Cao Câu Ly là Anh Dương vương sang triều kiến ông ở Trác châu, nhưng vua Cao Câu Ly không theo. Lấy cớ Cao Câu Ly bất tuân mệnh, vào tháng 2 năm 611, Tùy Dượng Đế xuống chiếu thảo phạt Cao Câu Ly, chuẩn bị khoảng 300 thuyền chiến lớn. Tháng 4, ông tới Trác quận, ngự ở cung Lâm Sóc, rồi tuyển mộ 1 vạn thủy thủ của Giang Hoài, 3 vạn cung thủ, và ra lệnh cho dân Hà Nam, Hà Bắc làm phu đi theo đoàn quân. Quân chinh phạt bị thúc ép tiến nhanh, ngày đi đêm không nghỉ, rốt cục nhiều người chết dọc đường.

Dượng Đế còn điều dân phu vận chuyển lương thực cho cuộc chiến tranh với Cao Câu Ly đến hai trấn Lô Hà, Hoài Viễn. Tuy nhiên lúc này quân đội đã mệt mỏi và tổn thất quá nửa mặc dù còn chưa giao chiến, một số chết vì mệt mỏi và dịch bệnh, một số đào ngũ. Dượng Đế lại bắt ép các hộ dận phải cống lương thực cho quân đội theo đầu người, còn quan lại thì lại nhân đó thu thêm nhiều lương thực cho đầy túi riêng. Nhân dân phải chịu sưu cao thuế nặng của triều đình, tình cảnh ngày một bi đát hơn. Một số người bỏ nhà đi làm cướp. Lòng dân ngày một oán hận triều Tùy. Quần hùng nổi lên, trong đó nổi bật nhất trong thời kì này là nghĩa quân của Đậu Kiến Đức.

Ngày Nhâm Ngọ tháng 1 năm 612, đại quân nhà Tùy gồm 1.131.800 người, giả xưng là 2 triệu quân, lại thêm khoảng 2 triệu dân phu, bắt đầu tiến công vào Bình Nhưỡng. Tùy Dượng Đế cũng đích thân dẫn quân. Đội quân thứ nhất của nhà Tùy bắt đầu hành quân 960 dặm tới sát biên giới Cao Câu Ly. Ngày Quý Tị, Tùy Dượng Đế thúc quân tiến đến Liêu Thủy. Quân Cao Câu Ly tổ chức phòng thủ chặt chẽ, quân Tùy không tiến lên nổi. Tả truân vệ đại tướng quân Mạch Thiết Trượng tự xin ra làm tiên phong, nhưng bị quân Cao Câu Ly đánh bại, quân Tùy chết trận rất nhiều. Mạnh Thiết Trượng và Sĩ Hùng, Đặng Xoa tử trận. Nhưng chỉ vài sau, khi hai quân giao chiến lần nữa, quân Tùy đánh bại được Cao Câu Ly một trận lớn ở Đông Ngạn, rồi thừa thắng tiến sang Liêu Đông[60]. Ở những nơi đã chiếm được, Dượng Đế sai Vệ Văn ThắngLưu Sĩ Long đặt ra quận, huyện.

Các tướng nhà Tùy muốn tiến vào phía đông, tuy nhiên Dượng Đế lại bất ngờ ra lệnh rằng bất kì kế hoạch tiến quân nào cũng phải được sự đồng ý của ông trước khi thi hành. Trong khi đó, Thành Liêu Đông bị vây hãm, quân Cao Câu Ly ở đó xuất chiến bất lợi phải cố thủ, người trong thành muốn xin hàng. Các tướng do nhớ đến lời dặn của Tùy Dượng Đế nên đình chiến mà trở về báo cáo với ông, người trong thành nhân đó tổ chức lại việc phòng bị. Do đó quân Tùy không thể công hạ được.

Các thành của Cao Câu Ly cũng phòng thủ vững chắc, Hữu vệ đại tướng quân Lai Hộ Nhi suất thủy quân Giang, Hoài tiến lên hơn trăm dặm, đến cách Bình Nhưỡng 10 dặm và phá được quân Cao Câu Ly. Hộ muốn thừa thắng tiến vào trong thành, Phó tổng quản Chu Pháp Thượng ngăn lại, cho rằng cần thông báo cho vua biết trước. Hộ không nghe, đem 4 vạn quân phá thành Bình Nhưỡng, nhưng bị quân Cao Câu Ly đánh cho tan tác, phải rút về Hải Phố.

Trong khi đó Vũ Văn Thuật, Ô Trọng Văn, Kinh Nguyên Hằng, Tiết Thế Hùng cũng từ các đạo Phù Dư, Nhạc Lãng, Liêu Đông và Ốc Tự... tiến lên. Vũ Văn Thuật từ hai trấn Lô Hà, Ninh Viễn tiến vào Bình Nhưỡng, nhưng giữa đường hết lương phải rút về, bị quân Cao Câu Ly tiến công, toàn quân tử trận rất nhiều. Lại thêm lương thực không thể vận chuyển tới, khiến trong quân Tùy nhiều người chết đói. Tướng Cao Câu LyEulji Meundeok liên tục đưa quân đến phục kích, quấy rối rồi giả vờ rút lui. Quân Tùy thấy thế đuổi theo đến sông Salsu. Eulji Meundeok đã dùng kế dựng một con đập ở đây khiến nước không chảy tới được. Quân Tùy thấy nước cạn thì cứ thế tiến lên. Lợi dụng khi quân Tùy đã vào chỗ ấy rồi, quân Cao Câu Ly cho mở con đập ra, và nhiều binh sĩ Tùy chết giữa dòng nước. Nhiều cánh quân khác cũng bị quân Cao Câu Ly tiêu diệt gần hết, chỉ còn cánh của Vệ Văn Thắng không bị thiệt hại. Hơn 35 vạn quân Tùy vượt sông đến khi về chỉ còn 2700 người. Tùy Dượng Đế giận lắm, bắt giam Vũ Văn Thuật rồi lui binh. Chiến dịch tiến công Cao Câu Ly lần thứ nhất hoàn toàn thất bại.

Tháng 11 năm 612, Tùy Dượng Đế xử phạt các tướng thất bại trong trận đánh Cao Câu Ly, riêng Vũ Văn Thuật thì không xử phạt thêm hình phạt nào nữa, sang tháng 2 năm sau lại phục chức. Tháng 2 năm 613, Tùy Dượng Đế phục chức cho Vũ Văn Thuật, và lên kế hoạch tiến công Cao Câu Ly lần nữa để phục thù. Trong năm này, số cuộc khởi nghĩa trong nước tăng lên nhanh chóng. Ở Tế Âm có Mạnh Hải công khởi nghĩa, ở Tề quận[61]Vương Bạc, Mạnh Nhượng, quận Bắc Hải có Quách Phương Dự, quận Thanh Hà có Trương Kim Xưng, quận Bình Nguyên có Hác Hiếu Đức, ngoài ra còn Cát Khiêm ở Hà Gian, Tôn Tuyên Nhã của Bột Hải, người nào cũng có hơn vạn quân, nhiều thì hơn 10 vạn, nhà Tùy bắt đầu lâm vào cảnh rối loạn. Mấy ngày sau, Dượng Đế lại đến Liêu Đông, sai Việt vương Dương Đồng (cũng là con của Dương Chiêu) lưu thủ Lạc Dương.

Tháng 4, Dượng Đế đến đất Liêu, sau đó ông phái Vũ Văn ThuậtDương Nghĩa Thần chuẩn bị tấn công Bình Nhưỡng, Vương Nhân Cung từ Phù Dư, tiến đến Tân Thành, quân Cao Câu Ly cố sức chống giữ ở đó. Dượng Đế lại sai các tướng gấp rút tấn công Liêu Đông, nhưng quân Cao Câu Ly phòng thủ kiên cố, kềm chân quân Tùy hơn 20 ngày, giết được nhiều binh lính nhà Tùy. Thừa lúc Tùy Dượng Đế tập trung sức lực cho chiến trường Cao Câu Ly, con trai Dương TốDương Huyền Cảm, vốn được Dượng Đế giao cho đốc vận ở Lê Dương, đã nhân cơ hội nổi dậy ở gần Lạc Dương[55][62]. Quân của Huyền Cảm đánh thắng quân Tùy nhiều trận, sắp chiếm được Đông đô. Dượng Đế đang ở Liêu Đông, nghe tin hoảng sợ, bèn dẫn quân về, sai Vũ Văn ThuậtKhuất Đột Thông suất quân đánh dẹp Huyền Cảm, đồng thời quật mộ của Dương Tố để trị tội. Quân Cao Câu Ly thừa cơ truy kích vào hậu quân Tùy, giết hơn mấy nghìn người.

Từ năm 613, các thế lực phản loạn nổi lên như ong. Trong năm 614, triều Tùy chỉ vừa trấn áp vài thế lực thì các thế lực mới nổi lên lại mạnh hơn trước. Thủ lĩnh phản quân cũng bắt đầu tiếm hiệu xưng vương hay xưng đế, miền bắc Trung Nguyên bắt đầu chìm trong nội loạn. Trong khi đó Tùy Dượng Đế lại muốn tiến công Cao Câu Ly một lần nữa. Tuy các đại thần đều có ý không bằng lòng nhưng chẳng ai dám lên tiếng phản đối (vì sợ bị giết). Tháng 3, ông đến Trác quận, tháng 4 tới Bắc Bình và tháng 7 tới trấn Hoài Viễn. Trung Nguyên chìm trong nội loạn, việc trưng binh thảo phạt của Tùy triều gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Dượng Đế thiết đặt quân luật rất chặt chẽ, song vẫn có nhiều binh sĩ đào ngũ. Quân Cao Câu Ly cũng nhiều phen tập kích khiến quân Tùy mệt mỏi. Tuy nhiên ỷ vào số quân đông, Dượng Đế vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc chiến. Ông cử Lại Hộ tiến đánh Xa Thành, đánh bại được quân Cao Câu Ly, sau đó tiến tới Bình Nhưỡng. Cao Câu Ly lúc này cũng đã cạn kiệt lương thực, đành phải dâng biểu tạ tội và giao trả tướng dưới quyền Dương Huyền CảmHộc Tư Chánh đang trú thân ở Bình Nhưỡng, cho nhà Tùy. Dượng Đế vui mừng, muốn rút quân về. Lại Hộ tuy không đồng tình những cũng đành nghe theo lệnh ông.

Tháng 8 năm 614, Dương Đế từ trấn Ninh Viễn trở về và sang tháng 10 thì tới Đông Đô (Lạc Dương)[55]. Ông cho xử tử Hộc Tư Chánh theo giống cách đã thực hiện với Dương Tích ThiệnVi Phúc Tự trước đó[55]. Lại triệu vua Cao Câu Ly vào triều kiến, nhưng vua Cao Câu Ly không chịu đi, Dượng Đế tức giận, muốn đánh Cao Câu Ly lần thứ tư, nhưng cuối cùng không ra quân[55].

Đánh dẹp Dương Huyền Cảm

Bài chi tiết: Dương Huyền Cảm

Tùy Dượng Đế lúc mới lên ngôi phải chứng kiến cảnh Dương Tố lộng quyền, nên trong lòng rất căm ghét. Sau khi Dương Tố chết, con của y là Dương Huyền Cảm tự cảm thấy bất an, nuôi ý làm phản. Từ năm 610, trong chiến dịch với Thổ Cốc Hồn, Huyền Cảm nhận thấy sự khổ cực của quân sĩ, muốn nhân đó nói khích họ nổi loạn, nhưng việc không thành.

Năm 613, trong lần chinh phạt Cao Câu Ly thứ hai, Huyền Cảm được lệnh làm người vận chuyển lương thực, nhưng nhân cơ hội trốn về, dựng cờ khởi nghĩa. Bấy giờ quân chủ lực của nhà Tùy đều ở Cao Câu Ly, nên các thành trì nhanh chóng rơi vào tay phản quân, thành Lạc Dương bị nguy cấp. Dượng Đế được tin, vội điều quân từ Cao Câu Ly về để tập trung đánh dẹp Dương Huyền Cảm. Lúc này, Vệ Văn Thăng cũng đưa quân từ Trường An đến Lạc Dương hợp quân với Vũ Văn Thuật, Khuất Đột Thông. Dương Huyền Cảm thua trận ở Lạc Dương, có ý chuyển hướng tấn công sang Trường An, nhưng lại bị đánh bại lần nữa. Huyền Cảm cùng người em là Dương Tích Thiện bỏ trốn, sau đó Huyền Cảm lệnh cho Tích Thiện giết mình để khỏi phải sa vào tay quân Tùy. Theo mệnh lệnh từ Dượng Đế, các tướng Phàn Tử CáiBùi Uẩn đã thực hiện một cuộc tàn sát trên quy mô lớn những người đi theo quân phản nghịch[55]. Dượng Đế làm lễ dâng tù binh, cho xé thây của Huyền Cảm (đã chết) giữa chợ, sau ba ngày thì thu nhặt các bộ phận đem đốt đi.

Năm 614, theo lời của Vũ Văn Thuật, ông cho xử phạt Dương Tích Thiện và quân sư của Huyền Cảm là Vi Phúc Tự một cách cực kì man rợ: các đại thần được lệnh mỗi người bắn một mũi tên vào người họ, sau đó họ bị đem đi xé xác, đốt thây. Văn sĩ Ngu Xước ở đất Cối Kê, Vương Trụ ở đất Lang Nha vốn được Huyền Cảm tin cậy, thì Dượng Đế cho dời ra biên cương. Xước, Trụ kháng lệnh, cho nên đều bị giết[55]. Khoảng thời gian này, Dượng Đế cử Vương Thế Sung đánh dẹp phản quân ở phía nam Trường Giang. Vương Thế Sung từ đó bắt đầu phát sinh tham vọng riêng. Vua còn cho phép tịch thu theo ý muốn những tài sản của những người làm phản, vì thế bọn tham quan nhân cơ hội để tịch thu tài sản của những người mà chúng ghét.

Nguy khốn ở mạn bắc

Đầu năm 613, Tùy Dượng Đế phong cho người cháu nội là Đại vương Dương Hựu, con trai thứ ba của Nguyên Đức thái tử Dương Chiêu làm lưu thủ Trường An, phái Hình bộ thượng thư Vệ Văn Thăng phụ tá Dương Hựu[63].

Tháng 1 năm 615, Tùy Dượng Đế phân Bí thư tỉnh thành 20 viện, sau đó tự phong cho mình làm Tổng quản Dương châu. Tháng 8 cùng năm, Dượng Đế và Tiêu Hậu đến tuần thị miền bắc. Trước kia, Bùi Củ muốn làm suy yếu Đông Đột Quyết nên hiến kế lập em Khả hãn Thủy Tất là Sất Cát làm Khả hãn ở phía nam để phân chia Đông Đột Quyết làm hai nửa, và đem một công chúa trong hoàng thất gả cho Sất Cát. Tuy Sất Cát không dám chống lại Thủy Tất, nhưng cũng do đó mà Thủy Tất oán hận nhà Tùy. Rồi sau Dượng Đế lại nghe theo cáo buộc sai lầm mà giết Sử Thục Hồ Tất là người bạn thân của Thủy Tấy. Đến đây Thủy Tất thấy Dượng Đế ở phía bắc, muốn nhân cơ hội này mà tập kích bắt sống ông để trả thù, bèn tập hợp 10 vạn quân để chuẩn bị. Việc này bị công chúa Nghĩa Thành biết được. Công chúa viết mật thư cáo cấp cho Dượng Dế cùng Tiêu hậu. Dượng Đế vội vã bỏ chạy, song không kịp.

Khi Dượng Đế, Tiêu Hậu và hoàng tử út là Triệu vương Dương Cảo đến Nhạn Môn[64] thì bị quân Đột Quyết đuổi tới và bao vây lại, đó là ngày 11 tháng 9 năm 615[65]. Trong thành Nhạn Môn lúc đó chỉ có 15 vạn người, thiếu lương trong hai tuần. 41 thành ở Nhạn Môn bị Đông Đột Quyết lấy hết 39, chỉ còn Nhạn Môn và Quách Thành chưa bị hạ. Thủy Tất lại bao vây Nhạn Môn gấp rất. Dượng Đế hoảng sợ tột độ, chỉ còn biết ôm Triệu vương Cảo mà khóc. Vũ Văn Thuật đề nghị vài nghìn kị binh để tiến hành phản kích phá vây, song Tô UyPhàn Tử Cái ngăn lại, khuyên vua tính kế khác. Sau đó Dượng Đế nghe lời Tiêu Vũ (em trai Tiêu hoàng hậu) và Tô Uy nên rút hết quân khỏi Cao Câu Ly mà tập trung quân lên phía bắc hộ giá cho ông. Lại sai sứ đến cầu cứu công chúa Nghĩa Thành[55]. Đồng thời còn theo lời của Ngu Thế Cơ, đích thân ra phủ dụ tướng sĩ, hứa sẽ thưởng hậu cho quân lính nếu mình trốn thoát, và cho ngưng chiến dịch chống Cao Câu Ly. Vì thế quân sĩ dần lấy lại khí thế.

Cũng khi đó công chúa Nghĩa Thành đã nói dối với Thủy Tất là ở phía bắc có biến. Vì thế, Thủy Tất bãi binh[66][67], Dượng Đế thoát khỏi vòng vây và còn bắt khoảng 2000 người Đột Quyết mang về. Tuy nhiên sau khi thoát khỏi vòng vây rồi, Dượng Đế không khao thưởng gì cho tướng sĩ mà còn định tiếp tục động binh ở Liêu Đông. Khi Phàn Tử CáiTiêu Vũ nhắc nhở vụ ban thưởng, Dượng Đế khiển trách Tử Cái và cách chức Tiêu Vũ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tùy_Dạng_Đế http://www.kaogu.net.cn/cn/detail.asp?ProductID=16... http://www.kaogu.net.cn/en/detail.asp?ProductID=40... http://news.qq.com/a/20130414/000482.htm http://www.tianyabook.com/lishi/suishu/054.html http://news.xinhuanet.com/local/2013-11/16/c_11817... http://www.zh5000.com/zhjw/mrzs/200403/0006.htm http://www.worldcat.org/title/chronicle-of-gods-an... http://ap6.pccu.edu.tw/Encyclopedia_media/main-lan... http://db1x.sinica.edu.tw/sinocal/ http://afamily.vn/tinh-yeu-hon-nhan/quai-chieu-pho...